Tìm kiếm tin tức
Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2022
Ngày cập nhật 06/01/2022

Ngày 31/12/2021, Hội đồng nhân dân xã Lộc Sơn khóa XII đã tổ chức kỳ họp thứ 3, tại kỳ họp này HĐND xã đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2022

Theo đó, HĐND xã Tán thành và thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 trên địa bàn xã và xã nhấn mạnh một số nội dung chính sau:

1. Mục tiêu:

Tập trung thực hiện mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid -19, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, bao phủ vắc xin nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng người dân. Tập trung đẩy mạnh các giải pháp phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển đô thị; hạ tầng phuc vụ sản xuất; hạ tầng giao thông ......nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Chú trọng phát triển văn hóa, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; tuyên truyền và triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục phát triển sản xuất. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2022:

- Thu ngân sách Nhà nước tại địa phương             : 9,436 tỷ đồng.

Trong đó: Thu cân đối ngân sách                        : 3,187 tỷ đồng

- Chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn                : 9,436 tỷ đồng.

- Tổng diện tích gieo trồng lúa                             : 725 ha.

- Tổng sản lượng có hạt (lúa)                               : 4.790 tấn.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa                                 : 650 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư phát triển                                 : 510 tỷ đồng.

- Thu nhập bình quân đầu người                           : 73 triệu đồng.

- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên                          : dưới 0,8%.

- Tỷ lệ hộ nghèo                                                    : dưới 2,0%.

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng                               : duy trì dưới 6,0%.

- Tỷ lệ độ che phủ rừng                                         : duy trì 41%.

- Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch                            : 100%.

- Tạo việc làm mới                                                 : 480 người.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt                             : 75%.

- Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân                  : 100%.

3. Các chương trình trọng điểm:

- Chương trình phát triển đô thị La Sơn;

- Chương trình khuyến khích phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ;

- Chương trình cải cách hành chính.

4. Một số công trình cần tập trung đầu tư:

- Đường Vành đai phía đông xã;

- Nhà Văn hóa trung tâm xã;

- Trục trung tâm đô thị mới La Sơn;

- Đường giao thông thôn Xuân Sơn, An Sơn, La Sơn, Vinh Sơn;

- Xây dựng Nhà văn hóa thôn La Sơn, Vinh Sơn;

- Sửa chữa Nhà văn hóa thôn An Sơn, Xuân Sơn;

- Quy hoạch các khu dân cư và khu tái định cư.

5. Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

Hội đồng nhân dân xã thống nhất các nhiệm vụ và giải pháp mà Ủy ban nhân dân xã đã nêu trong báo cáo; đồng thời, nhấn mạnh một số nhóm giải pháp chủ yếu như sau:  

a) Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 khôi phục sản xuất

Triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Huyện ủy và UBND huyện về việc phòng, chống dịch Covid-19; Chú trọng việc tiếp tục hỗ trợ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo kịp thời, công khai, đúng đối tượng, không để xảy ra tình trạng trục lợi chính sách.

Đề xuất thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19 trong năm 2022 theo quy định; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là về tài chính, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Phát động phong trào tiết kiệm trong toàn hệ thống chính trị và xã hội để dồn nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế.

Đẩy mạnh giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giải quyết vướng mắc trong thủ tục hành chính, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, góp phần sớm triển khai thực hiện các dự án trọng điểm, quan trọng, có tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội các địa phương tạo nguồn thu ngân sách; gắn trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong việc bảo đảm tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, giải phóng mặt bằng.

Tiếp tục các giải pháp để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Covid-19 mới đi từ các nước hoặc các địa phương thuộc vùng dịch về để cách ly kịp thời, không để lây lan tại địa phương. Phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban, ngành liên quan thực hiện tốt trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

b) Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phục hồi kinh tế

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Phát triển công nghiệp - TTCN, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng như chế biến gỗ mộc mỹ nghệ, palet, cơ khí, may mặc và sản xuất vật liệu xây dựng; khuyến khích mở rộng phát triển các ngành nghề dịch vụ mới có hiệu quả như: làm bún, sản xuất nước đá, nước đóng chai; kỹ nghệ sắt.

Phối hợp thúc đẩy đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, kêu gọi đầu tư khu công nghiệp La Sơn. Xây dựng một số thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp, làng nghề địa phương. Phát triển công nghiệp - TTCN gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển lâu dài, bền vững.

- Về sản xuất nông nghiệp: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sinh học vào sản xuất; sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Thực hiện mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.

Phát triển sản xuất lúa trên diện tích có điều kiện đầu tư thâm canh, chủ động tưới tiêu, ổn định diện tích gieo trồng lúa khoảng 725 ha. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án cánh đồng mẫu lớn, Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đảm bảo duy trì tỷ lệ giống lúa xác nhận vào sản xuất 100%, sản lượng lúa đạt trên 4.790 tấn, trong đó lúa chất lượng cao chiếm khoảng 50%.

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trên cơ sở áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong các khâu từ chuyển đổi giống vật nuôi, thức ăn, phương thức và kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh. Liên kết thực hiện mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ, chuyển phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang mô hình gia trại, trang trại, chăn nuôi công nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất. Tiếp tục thực hiện đề án phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học nhằm tái đàn.

- Củng cố phát triển kinh tế tập thể: Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ đạo các HTX nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; hỗ trợ các HTX xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả; hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa HTX nông nghiệp với các doanh nghiệp có năng lực tiêu thụ nông sản.

c) Chú trọng công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, phát triển đô thị

- Về công tác quy hoạch: Phối hợp Phòng Nội vụ huyện triển khai xây dựng Đề án thành lập Thị trấn La Sơn; Tiếp tục thực hiện Đồ án quy hoạch chi tiết trục vành đai La Sơn; Quy hoạch chi tiết Khu dân cư dọc hai bên đường giao thông trục chính đô thị mới La Sơn; Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị mới La Sơn; xin chủ trương đầu tư các khu dân cư xen ghép để tổ chức đấu giá và bố trí tái định cư theo kế hoạch. Phối hợp Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện hoàn thành Đề án di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp vào khu công nghiệp La Sơn trong năm 2022.

- Đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng: Thực đầu tư theo quy định của Luật đầu tư công trung hạn 2021 – 2025. Tích cực phối hợp thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn xã, chú trọng công tác đối thoại để vận động, thuyết phục các hộ gia đình, tổ chức và cá nhân chấp hành.

d) Thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách

Phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể các cấp trong chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhằm đạt và vượt kế hoạch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh các biện pháp tăng thu ngân sách, chú trọng các nguồn thu tiền sử dụng đất, thuế xây dựng nhà ở tư nhân, các nguồn thu cố định tại địa phương, thu hoa lợi công sản,…; thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách đạt kế hoạch, đảm bảo nhiệm vụ chi. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát chống thất thu, thực hiện tiết kiệm chi, quản lý chi tiêu hợp lý, hiệu quả. Tập trung đẩy mạnh công tác đấu giá thu tiền sử dụng đất theo kế hoạch đã được phê duyệt nhằm tạo nguồn thu đầu tư cơ sở hạ tầng.

đ) Phát triển văn hóa – xã hội và đảm bảo an sinh xã hội

Tập trung chỉ đạo, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia có trọng tâm, trọng điểm, phấn đấu đến cuối năm 2022, Trường Trung học cơ sở Lộc Sơn đạt chuẩn quốc gia.

Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Thực hiện tốt chương trình giảm nghèo, các chính sách xã hội, chính sách cho người có công. Tiếp tục thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và tổ chức các hoạt động văn hóa chào mừng các sự kiện lớn trong năm 2022; xây dựng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa thể dục, thể thao gắn với việc tổ chức thành công Đại hội TDTT xã Lộc Sơn lần thứ IX tiến tới Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX năm 2021-2022.

e) Tăng cường quản lý trật tự xây dựng; bảo vệ tài nguyên, môi trường và chủ động phòng, tránh thiên tai, biến đổi khí hậu

Tăng cường quản lý tài nguyên môi trường; tổ chức kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm đất đai, khai thác khoáng sản trái phép, xây dựng trái phép. Xây dựng kế hoạch và tổ chức ra quân, xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường trái quy định nhằm đảm bảo trật tự công cộng, trật tự đô thị. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Ngày Chủ nhật xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng”. Chủ động theo dõi chặt chẽ các diễn biến tình hình thiên tai; xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022.

g) Bảo đảm quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là trong các dịp lễ lớn của đất nước. Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; đặc biệt là theo dõi, giám sát các đối tượng và các thôn, khu vực có tệ nạn ma túy. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân gắn với giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tập tin đính kèm:
M.Mẫn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 840.569
Truy cập hiện tại 74